Bài Tập Tình Huống Về Nhãn Hiệu

Tổng hợp các bài tập tình huống về nhãn hiệu (có đáp án) thường gặp trong các đề thi kết thúc học phần môn Luật Sở hữu trí tuệ. Xin chia sẻ để bạn tham khảo, ôn tập.

Bạn đang xem: Bài tập tình huống về nhãn hiệu

Những nội dung liên quan:

Bài tập tình huống về nhãn hiệu – Luật Sở hữu trí tuệ

*

Bài tập tình huống về nhãn hiệu

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Bài tập tình huống về nhãn hiệu PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Bài tập 1:

– Công ty A có khả năng đăng ký nhãn hiệu SANAN không?

– Các phương án mà Công ty A có thể vận dụng để có thể đăng ký nhãn hiệu SANAN ở tình huống trên?

Bài làm

1. Phân tích tình huống


– Về chủ thể:

+ Công ty A có nhu cầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu SANAN cho sản phẩm thức ăn cho động vật.

– Về đối tượng: nhãn hiệu SANAN cho sản phẩm thức ăn động vật.

– Sự kiện pháp lý:

+ Tháng 10 năm 2014, Công ty A muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu SANAN cho sản phẩm thức ăn cho động vật.

+ Công ty B đã tuyên bố phá sản và chấm dứt hoạt động từ tháng 11/2008.

– Các vấn đề cần giải quyết:

+ Công ty A có khả năng đăng ký nhãn hiệu SANAN không?

+ Phương án mà Công ty A có thể vận dụng để có thể đăng ký nhãn hiệu SANAN.

2. Giải quyết tình huống:

2.1. Công ty A có khả năng đăng ký nhãn hiệu SANAN không?

Trên cơ sở những dữ kiện đề bài đưa ra, công ty A hoàn toàn có khả năng được đăng ký nhãn hiệu SANAN cho sản phẩm thức ăn cho động vật dựa trên những căn cứ pháp lý sau:

Thứ nhất, căn cứ vào khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về Quyền đăng ký nhãn hiệu : “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”. Theo tinh thần của điều luật thì đăng ký nhãn hiệu là quyền của cá nhân, tổ chức. Như vậy, theo tình huống mà đề bài đưa ra, công ty A là pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất, dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu SANAN cho sản phẩm thức ăn cho động vật do công ty A sản xuất.

Thứ hai, để nhãn hiệu SANAN của công ty A được bảo hộ thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 72 LSHTT, theo đó:

+ Nhãn hiệu SANAN là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

+ Nhãn hiệu SANAN phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Căn cứ vào khoản 2 Điều 136 LSHTT thì: “Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này. Dẫn chiếu tới điểm c khoản 1 Điều 95 về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ khi: “Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp”. Trong trường hợp này, nhãn hiệu SANAN của công ty A không bị coi là nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng.

2.2 Các phương án mà Công ty A có thể vận dụng để có thể đăng ký nhãn hiệu SANAN ở tình huống trên?


+ Phương án thứ nhất: Công ty A phải nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu SANAN của công ty B.

Để đăng ký được nhãn hiệu SANAN cho sản phẩm thức ăn cho động vật do mình sản xuất ra thì trước tiên, Công ty A phải nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu SANAN của công ty B với lý do công ty B không còn sử dụng nhãn hiệu này nữa và đã chấm dứt hoạt động từ tháng 11/2008. Căn cứ khoản 4 điều 95 LSHTT 2005 (sửa đổi bố sung 2009) thì : ‘‘Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí’’. Do đó công ty A(là tổ chức) để chứng minh công ty B chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu SANAN không còn hoạt động nữa thì công ty A phải đưa ra những tài liệu, dẫn chứng cho Cục Sở hữu trí tuệ về việc công ty B đã tuyên bố phá sản,chấm dứt hoạt động từ 11/2008 và yêu cầu cục sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu SANAN của công ty B. Theo đó, công ty A phải nộp phí và lệ phí đầy đủ theo quy định của pháp luật cho yêu cầu trên.

+ Phương án thứ 2 : công ty A chứng minh rằng công ty B không có quyền đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của công ty B.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 87 LSHTT thì : ‘Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó’. Như vậy, trong trường hợp này công ty A phải đưa ra những tài liệu, giấy tờ chứng minh rằng công ty B chỉ là Đại lý hoặc nhà phân phối sản phẩm cho công ty A (Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng phân phối). Khi đó, nếu công ty B chỉ đưa sản phẩm của công ty B ra thị trường thì không có quyền đăng ký nhãn hiệu SANAN nếu như công ty A đã sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm đó và phải đối việc đăn ký của công ty B.

Theo đó, công ty A yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của công ty B căn cứ vào khoản 3 và điểm a khoản 1 Điều 96 LSHTT : Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không có quyền đăng ký với điều kiện công ty A phải nộp phí và lệ phí.

+ Phương án thứ 3 : Công ty A chứng minh rằng nhãn hiệu của mình đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho sản phẩm thức ăn cho động vật trước ngày công ty B nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.

Công ty A phải chứng minh nhãn hiệu của công ty B không đáp ứng được điều kiện bảo hộ (không có khả năng phân biệt) theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 74 LSHTT : «Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên ». Như vậy, công ty A phải đưa ra những tài liệu, chứng cứ như : thời gian sử dụng, doanh số bán hàng, thị hiếu của người tiêu dùng và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đối với hàng hóa của mình trước ngày công ty B nộp đơn để chứng minh nhãn hiệu của mình đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.

Xem thêm: Cách Mở Khóa Iphone Bằng Cuộc Gọi Khẩn Cấp Trên Iphone, Cách Thực Hiện Cuộc Gọi Khẩn Cấp Trên Iphone

Tiếp theo, công ty A phải yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của công ty B do nhãn hiệu của công ty B không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ (căn cứ vào điểm b, khoản 1 và khoản 3 Điều 96 LSHTT) và công ty A phải nộp phí và lệ phí.

+ Phương án thứ 4 : công ty A đưa ra căn cứ rằng nhãn hiệu của mình không trùng với nhãn hiệu của công ty B do văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của công ty B đã chấm dứt hiệu lực hơn 5 năm kể từ khi công ty A nộp đơn yêu cầu bảo hộ.

Căn cứ vào điểm h khoản 2 Điều 74 LSHTT thì : ‘Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm… ». Như vậy, Công ty B đã phá sản và chấm dứt hoạt động từ tháng 11/2008, kéo theo đó, văn bằng bảo hộ củ công ty B cũng sẽ bị chấm dứt hiệu lực theo căn cứ tại điểm c, khoản 1 Điều 95 LSHTT. Mà từ tháng 11/2008 đến tháng 10/2014 là 5 năm 11 tháng, do vậy nhãn hiệu của công ty A không bị coi là không có khả năng phân biệt.


Như vậy, Công ty A có thể lựa chọn một trong các phương án trên và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới Cục sở hữu trí tuệ (địa chỉ 386, Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ quy định tại Thông tư 01/2007/TT- BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Bài tập 2:

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ sở hữu tại Việt Nam của những nhãn hiệu dịch vụ “ Đường lên đỉnh Olympia” ( nhóm 41- dịch vụ giải trí). Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi Olympic Mac-LeNin. VTV yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo phải đổi tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu “Olympia” của mình. Bộ GD&ĐT cho rằng tên gọi hai cuộc thi là khác nhau, vả lại Olympic là tên gọi phổ biến nên không thể được bảo hộ dưới dạng NHHH. Anh ( chị) đồng ý với ý kiến của ai?

Bài làm

Trong tình huống trên tác giả đồng ý với ý kiến của Bộ GD- ĐT

1. Hai tên gọi hai cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” và “ Olympic Mac- Lenin” là khác nhau và không dễ gây nhầm lẫn.

Olympia là tên một thành phố của Hi Lạp ngày nay, Olympia trước đây là nơi diễn ra thế vận hội Olympic cổ đại. Tên gọi Olympic là tên phiên âm tiếng việt của Olympiad (có từ cách đây gần 3000 năm) bắt nguồn từ cuộc tranh tài thể thao giữa các quốc gia toàn thế giới và dần dần phổ biến và mở rộng sang các cuộc thi về các môn khoa học ngoài thể thao mang tầm quốc tế (có sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới) như: IMO (Olympic toán học quốc tế), IPhO (Olympic vật lý quốc tế), IChO (Olympic hóa học quốc tế),…. Việc sử dụng từ Olympic trong tên cuộc thi của Bộ GD& ĐT nhằm thể hiện tinh thần của thi đấu và cũng nhằm để công bố là đây là 1 cuộc thi về kiến thức triết họcMac- Lenin. Còn chương trình truyền hình “ Đường lên đỉnh Olympia” thể hiện sự vinh quang khi vượt qua bao khó khăn để chiến thắng của người chơi, mượn ý nghĩa của đỉnh Olympia trong thần thoai Hy lạp trước để chỉ nơi đạt đến vinh quang. => tính chất hai cuộc thi là khác nhau và tên gọi cũng khác biệt.

2. Olympic là tên gọi phổ biến

Tên gọi Olympic đã có từ cách đây rất lâu (gần 3000 năm), được biết đến rộng rãi nên biểu tượng cũng như tên gọi Olympic thuộc về tất cả mọi người và được sử dụng rộng rãi, thường xuyên. Hiện nay, mọi cuộc thi có tính mở rộng, người ta có thể sử dụng từ Olympic kèm tên lĩnh vực thi làm tên gọi cuộc thi.

2.1 Theo tiết b khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, tên Olympic do quá thông dụng nên được coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt.

Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;”

2.2 Theo khoản 2 điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, tên Olympic không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa bởi không có khả năng phân biệt.

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộNhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:1 – Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.2 – Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

2.3 Mặt khác, theo khoản 2 điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức quốc tế nếu không được tổ chức đó cho phép. Từ Olympic trùng với tên Ủy ban quốc tế về thể thao nên sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệuCác dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

=> Tên gọi cuộc thi “Olympic Mac- Lê nin” sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa mà bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có thể sử dụng từ Olympic, hơn nữa tên gọi hai cuộc thi là khác nhau như trên đã giải thích nên việc VTV yêu cầu bộ GD&ĐT đổi tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu Olympia của mình là không hợp lý và không được pháp luật chấp nhận.

Bài tập 3:

Anh A nhận hợp đồng may gia công 3000 chiếc áo thun lưới gắn nhãn hiệu Adidas và Nike cho một người buôn bán quần áo tại thành phố Hồ Chí Minh. A đặt hàng cho B sản xuất cho mình tem, nhãn mang nhãn hiệu Adidas và Nike, còn doanh nghiệp của A tự mua vải về cắt may. Hỏi hành vi của A, và B có phải hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ không?

Bài làm

1. Phân tích tình huống

– Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Nhãn hiệu nổi tiếng Adidas và nhãn hiệu nổi tiếng Nike, đã được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam.

– Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp: hai chủ thể sở hữu hai nhãn hiệu nổi tiếng Adidas và Nike.