Hình ảnh cây thuốc dòi

Hôm nay, kftvietnam.com xin giới thiệu các bạn vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta, đó chính là cây thuốc dòi (hay còn gọi là bọ mắm). Sau đây, hãy cùng tôi tìm hiểu về tác dụng và tác hại của cây thuốc dòi nhé. Trước khi ta tìm hiểu về tác dụng và tác hại của cây thuốc dòi, thì ta nên biết đôi chút về thảo dược này!

*
Cây thuốc dòi

Mô tả hình ảnh lá cây thuốc dòi

Cây thuốc dòi, còn gọi là bọ mắm, cây cỏ dòi, mút giòi, diệt dòi, đuổi giòi, rau thuốc dồi,… thường mọc dại trên mặt đất, phát triển mạnh ở những cánh đồng ẩm ướt. Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ và bán đảo Đông Dương. Đây là loài thực vật có hoa, mọc hoang dã, thân có lông bao phủ.

Bạn đang xem: Hình ảnh cây thuốc dòi

Lá thuốc dòi mọc so le, đặc biệt là ở mặt dưới. Lá dài 5cm – 10cm, rộng 1,8cm – 2cm, có 3 gân tính từ cuống. Cuống dài nhất khoảng 8 mm lông màu trắng. Các hoa đơn giản mọc thành. Quả có hình trứng và có khía.

*

*
Cây thuốc dòi

Ngày xưa, trong món mắm tôm thường hay có dòi, dân gian ta nó để trị giòi rất hiệu quả. Nhân dân mới đặt tên cho nó là cây thuốc dòi, cây mút dòi, cây trị dòi hay cây đuổi giòi là vậy. Để trị dòi, chỉ cần giã nhuyễn một nắm lá thuốc, để ở nơi bạn muốn đề phòng hoặc nơi nào có nhiều dòi. Bảo đảm chỉ vài ngày sau dòi sẽ bị tiêu diệt hết, chẳng còn con nào dám bén mảng tới.

Ngày nay, lá thuốc dòi dùng để nấu nước mát (nước sâm ta hay uống) cùng với râu ngô, mía lau, mã đề, thục địa, hoa cúc,… giúp thanh nhiệt, mát gan, tiêu viêm, trừ thũng rất hiệu quả.

*
Hình ảnh lá thuốc dòi

Tác dụng của cây thuốc dòi trị bệnh gì?

Theo các danh y nhận xét, cây thuốc này có vị ngọt nhẹ, tính mát, cực kì hiệu quả trong trị bệnh ho hoặc ho lao có đờm, viêm phổi, các bệnh lý về phổi, đau họng, đau răng,viêm ruột, viêm đường tiết niệu, tiểu gắt, sâu răng, viêm da cơ địa,…

Đây là dược liệu mang lại hiệu quả trong điều trị sâu răng. Cây thuốc dòi còn được ứng dụng trong món ăn hàng ngày. Mặt khác, cây thuốc dòi tím còn được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn. Trộn chúng vào các gia vị mắm tôm, nước sốt sẽ không bị dòi bọ.

*
Lá thuốc dòi tươi

*

Ngày nay, tác dụng diệt khuẩn của nó còn được ứng dụng để tiêu diệt khuẩn HP trên người. Đây là loại vi khuẩn có hại, gây viêm loét dạ dày, đường ruột. Khuẩn HP sợ nhất là cây thuốc dòi. Vì thế, nó còn được dùng như một loại thuốc chữa đau dạ dày, viêm đường ruột hiệu quả.

Tác dụng của cây thuốc dòi trị ho lao, viêm phổi, viêm phế quản

Lá thuốc dòi có tốt cho phổi không? Đây là thắc mắc của không ít người bệnh đang tìm mua cây thuốc giòi để chữa bệnh. Câu trả lời là “có”, không chỉ chữa ho, viêm họng, cây thuốc dòi còn được gọi là khắc tinh của bệnh lao phổi.

*
Cây thuốc dòi trị lao phổi

Cách sử dụng hiệu quả nhất là trộn lá, hoa, thân cây khô, rửa sơ với nước, giã nhuyễn, hoặc nghiền nát, thêm ít muối sau đó nấu rồi lọc lấy nước. Bạn nên uống ngày 2,3 lần. Bạn cũng có thể uống sống (uống dạng tươi) vì khi uống sống tác dụng thuốc sẽ mạnh hơn nhưng đổi lại sẽ rất khó uống.

Thuốc dòi trị lao phổi được nhiều danh y rất trọng dụng. Bạn phải kiên trì uống liên tục một thời gian dài sẽ thấy được hiệu quả trị lao phổi mà nó mang lại. Một khi bệnh đã khỏi sẽ rất khó tái phát.

Cây thuốc dòi trị mụn, bầm tím

Lấy một nắm lá thuốc dã nhuyễn hoặc nghiền nát sau đó bôi vào chỗ đau nó chỉ áp dụng vào những khu vực sưng đau. Mỗi ngày làm 3 lần. Thực hiện đều đặn sau 2-3 ngày sẽ không còn cảm thấy đau nhức nữa.

Tác dụng của cây thuốc dòi trị sưng mũi

Chữa sưng mũi: Lấy lá thuốc khoảng 30g, giã nguyễn trộn với một nắm nhỏ muối, rửa với nước cho sạch. Dùng khăn để chấm vào mũi nơi bị viêm, cứ vậy một này 3 lần trong 2 ngày sẽ có kết quả tốt.

Chữa ung nhọt mưng mủ, đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu: Ta giã nhuyễn 30g cây thuốc dòi rồi đem đắp vào chỗ đau, cứ vậy chỗ đau sẽ xẹp bớt.

*
Tác dụng của cây thuốc giòi trị viêm sưng mũi

Tác dụng của cây thuốc dòi trị bệnh đau răng

Đau răng sẽ không còn là vấn đề gì to tát khi bạn sử dụng cây thuốc dòi đúng cách. Ta giã nhuyễn bọ mắm tươi. Sau đó hòa với rượu và ngậm.

Nếu bạn không chịu được mùi rượu thì có thể hòa với nước. Trẻ con gặp các vấn đề về răng miệng cũng có thể ngậm lá thuốc này. Kiên trì làm 2, 3 lần trong ngày, khoảng 7 ngày sau triệu chứng răng miệng sưng đau sẽ hoàn toàn chấm dứt.

Cây thuốc dòi có tác dụng trị bệnh ho, viêm họng

Cây thuốc dòi là cây thuốc hiệu quả nhất trong công dụng trị ho và viêm họng. Uống vị thuốc này mang hiệu quả chữa ho rõ rệt nhất. Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần sử dụng 20g cây khô sắc với nước để uống.

Hoặc kết hợp vừa uống trong, vừa thoa ngoài bằng cách lấy 20g lá thuốc dòi nghiền nát với một nắm nhỏ hạt muối. Sau đó ngậm trong cổ họng, nuốt hết nước cốt, nhả bã. Thực hiện trong 7 ngày liên tiếp cứ thế bệnh ho sẽ có chuyển biến rõ rệt.

Cây thuốc dòi có tác dụng trị bệnh viêm đường tiết niệu

Nếu bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp và mãn tính thì làm bài thuốc như sau:

Lấy một nắm lá thuốc dòi khô khoảng 30g, rửa sạch với nước. Sau đó đun với 1 lít nước, nấu cạn còn 1 bát thuốc là được. Sắc ngày nào uống hết ngày đó, mỗi ngày dùng 1 thang với liều lượng như trên.

Xem thêm: Mua Máy Bắn Cá Bao Nhiêu Tiền? Máy Bắn Cá Giá Rẻ Không? Tổng Hợp Địa Chỉ Mua Máy Bắn Cá Giá Rẻ Sài Gòn

Kiên trì sử dụng trong vòng 2-3 tháng bệnh tình sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, phương pháp này còn được dùng để chữa trị đau, viêm loét dạ dày rất hiệu quả.

*

Công dụng của cây thuốc dòi trị viêm amidan

Nếu amidan sưng to và đau nhức, bạn không nên vội cắt bỏ đi, vì amidan chính là một trạm kiểm soát vi khuẩn hiệu quả. Một khi amidan đau buốt, chứng tỏ cổ họng của bạn chứa rất nhiều vi khuẩn. Lúc này, bạn có thể sử dụng lá bọ mắm để diệt khuẩn, cách làm như sau:

Dùng 10g lá tươi, rửa sạch và nhai sống với muối hột, nhớ là ngậm, nuốt nước trước khi nhai. Làm đều đặn 2 lần/ngày, chỉ sau 3, 4 ngày, cổ họng sẽ bớt đau rát, tiếp tục nhai đi nhai lại bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Công dụng của cây thuốc dòi chữa tắc tia sữa

Phụ nữ sau khi sinh nở bị tắc tia sữa, sữa ra ít cũng có thể dùng cây thuốc dòi để lợi sữa. Cách làm như sau: Dùng 20g bọ mắm khô, sắc uống. Uống khoảng một tuần sẽ thấy sữa về.

Tác hại của cây thuốc dòi là gì?

Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không? Thuốc trị bệnh nào cũng vậy, khi quá làm dụng sẽ khó tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh những công dụng tốt, cây thuốc dòi cũng mang lại nhiều tác hại khác nhau tùy từng đối tượng nếu dùng quá liều lượng cho phép. Nhất là đối với phụ nữ mang thai, người bị thấp nhiệt (có tạng hàn), người mất cân bằng điện giải,…

Vậy để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy đi tìm hiểu về tác hại của vị thuốc này. Thuốc dòi khi sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra một số tác dụng sau:

Tác hại của cây thuốc dòi với phụ nữ mang thai

Những người có bệnh bệnh lao phổi, huyết áp, tiểu đường, thận,… hoặc phụ nữ đang có thai, nếu dùng hàng ngày, liên tục, cần phải có ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Trong thời gian uống thuốc, nếu thấy những biểu hiện lạ, nên lập tức dừng thuốc và đến bệnh viện để kiểm tra.

Nhìn chung, phụ nữ mang thai nào cũng luôn phải cẩn trọng việc dùng thuốc Nam. Vì giai đoạn thai kỳ là thời gian khá nhạy cảm, để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, tốt nhất bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Bị đái tháo đường? Tìm ngay: Khổ qua rừng – “Khắc tinh” số 1 của bệnh tiểu đường.

Tác hại của cây thuốc dòi làm mất cân bằng điện giải

Không nên sử dụng loại cây này khi cơ thể đang mắc một số bệnh mãn tính. Ngoài ra cây thuốc giòi còn có công dụng giữ được lượng nước trong cơ thể, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát có tác dụng lợi tiểu.

*

Tác dụng này một mặt hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái nhưng mặt khác có thể có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính.

Hơn nữa dùng nhiều hoặc dùng lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như Ca, K,… Do đó, giữa những lần dùng, các liệu trình nên có quãng nghỉ để cân bằng điện giải trong cơ thể.

Tham khảo: Hoa đậu biếc – Tác dụng và tác hại bạn cần thận trọng.

Tác hại của cây thuốc dòi với người bị thấp nhiệt

Người bị thấp nhiệt thường có các biểu hiện như: mắt và da vàng như quýt chín, mình nóng bức rức, háo nước,… thường do tà khí xâm nhập, không thoát ra được. Nếu người bệnh có tính hàn trong cơ thể (thấp nhiệt) mà vẫn duy trì thói quen xấu (ăn uống không chọn lọc, rượu bia quá mức,…), đồng thời, lại thường xuyên dùng các loại thảo dược thanh nhiệt sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, mất tân dịch, chân âm hao tổn,…

Để có cơ thể khỏe mạnh, cần giữ được cân bằng âm dương, hàn nhiệt, nếu mất cân bằng sẽ gây nên bệnh tật cho cơ thể. Dùng lâu một loại thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ.

Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ của cây thuốc dòi, có thể xảy ra hoặc không, tùy theo cơ địa người bệnh. Nếu dùng đúng cách, liều lượng thấp, biết giữ gìn sức khỏe thì hoàn toàn không vấn đề gì. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên tham khảo kinh nghiệm từ những người đã sử dụng qua bạn nhé.

Bạn có thể mua cây thuốc dòi ở đâu?

Cây thuốc dòi là vị thuốc đa chức năng, đa công dụng, đem lại nhiều giá trị hữu ích trong đời sống và y học. Vì vậy, có rất nhiều người tìm mua cây thuốc này.

Để mua cây thuốc dòi chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ mua hàng tại:

NHÀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN AN QUỐC THÁI

*

kftvietnam.com – Thế giới sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe mọi người

kftvietnam.com đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì vậy chúng tôi rất hoan nghênh ban đọc có ý kiến đóng góp cho kftvietnam.com, hoặc để lại góp ý dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện để làm hài lòng độc giả.

Trên đây là bài viết: “Tác dụng trị bệnh và tác hại của cây thuốc dòi là gì? Hình ảnh lá cây”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về lá thuốc dòi, cũng như những nguy cơ, tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng lá thuốc này.

Nếu có người thân, bạn bè chưa biết cây thuốc dòi trị bệnh gì, tác dụng và tác hại ra sao, hãy chia sẻ bài viết rộng rãi đến họ nhé! Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.