3 CÁCH TỰ KIỂM TRA RAM, TEST LỖI RAM TRÊN LAPTOP, MÁY TÍNH

Khi mua laptop hay máy tính các bạn thường hay để ý đến cấu hình củamáy, đặc biệt là RAM. Vậy,RAM là gì? BusRAM là gì? Cách kiểm tra RAM trên máy tính và laptop như thế nào? Hôm nay,kftvietnam.com chia sẻ với các bạn các thông tin cơ bản về RAM cũng như các cách kiểmtra RAM.

Bạn đang xem: 3 cách tự kiểm tra ram, test lỗi ram trên laptop, máy tính

*

Các cách kiểm tra RAM trên laptop và máy tính

1. RAM là gì? BusRAM là gì?

RAM (RandomAccess Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Khi mở một ứng dụng hay phần mềmtrên laptop hay máy tính thì dữ liệu sẽ được truyền từ ổ đĩa cứng lên RAM vàtruyền tải vào CPU để xử lý. Sau đó được lưu ngược lại vào ổ cứng vì RAM có tốcđộ nhanh hơn nhiều lần so với ổ cứng.

*

Random Access Memory

Dữ liệu trên RAM được lưu trên từngô nhớ và mỗi ô nhớ đều có địa chỉ khác nhau, thời gian để đọc và ghi dữ liệutrên cùng một ô nhớ là bằng nhau.

*

Các ô nhớ của RAM

Bus của RAM hay còn gọi là busRAM. Bus RAM là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM. Bus RAM cànglớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhanh nhiều hơn.

1.1 RAM có ý nghĩagì?

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên củamáy tính được sử dụng làm nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời và thực hiện các lệnh củahệ điều hành, các ứng dụng trước khi ghi chứng lên ổ cứng hoặc trước khi kếtthúc phiên làm việc.

Trường hợp hệ thống không đủ dung lượng RAM, hệ điều hành sẽchuyển sang sử dụng bộ nhớ ảo (virtual memory), là một phần của ổ cứng làm nơitrao đổi dữ liệu.

1.2 Các loại RAM phổbiến

RAM được chia làm 2 loại, SRAM và DRAM. SRAM gọi là RAM tĩnh(Static RAM) và DRAM gọi là RAM động.

SRAM không bị mất nội dung sau khi nạp (trừ khi khởi độngmáy tính). Nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. DRAM được sử dụng đểlưu trữ dữ liệu tạm thời. Nó trả dữ liệu lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặcshutdown máy tính.

*

Các loại RAM PC và laptop phổ biến, trên hình là ram Máy bàn, ramlaptop sẽ ngắn hơn một chút

Các loại RAM động

SDRAM (SynchronousDynamic RAM): là RAM đồng bộ.

DDR (Double DataRate SDRAM): là phiên bản cải tiến của SDR, ít được sử dụng.

DDR2: là phiên bảnnâng cấp của DDR, DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, được sử dụng trongcác máy tính đời cũ.

DDR3: là dòng RAMđược sử dụng phổ biến và có tốc độ cao.

RDRAM ( RambusDynamic RAM): được gọi là RAM bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới sovới các thế hệ trước.

DDR4: Ra đời năm2014, nâng cấp về tốc độ truyền tải đạt từ 2133b-4266 MHz, dùng điện áp thấphơn chỉ khoảng 1.2V. Giá của DDR4 đắt hơn DDR3.

Hiện nay phổ biến là Ram DDR3 và DDR4 mình đã có một bài viếtchi tiết. Bạn nào chưa biết về 2 dòng ram này nên xem qua để hiểu nhé Tất tần tật vềlaptop DDR3 và DDR4

2. Các cách kiểmtra RAM trên máy tính và laptop

Kiểm tra RAM trên máy tính và laptop là bước quan trọng khichọn mua laptop hay máy tính. Thế nên, kftvietnam.com chia sẻ với các bạn một số cáchkiểm tra RAM đơn giản.

Cách 1: Kiểm tra RAM bằng phần mềm CPU-Z

Phần mềm CPU-Z là phần mềm cung cấpđầy đủ thông tin về thông số cấu hình máy tính, phần cứng, nhiệt độ,…

Bước 1: Tải phần mềm CPU-Z về máy và cài đặt

Bước 2: Các bạn mở phần mềm lên và chọn mục “Momery”. Ở đây bạn sẽ xem được loại RAM máy đang sử dụng, dung lượngRAM, tốc độ RAM,…

*

Kiểm tra RAM bằng phần mềm CPU-Z

Ví dụnhư trong hình, các bạn có thể thấy các thông số sau:

Type:DDR3 (loại RAM máy đang sử dụng)

Size: 2Gbytes (dung lượng RAM)

DRAM Frequency: 399.0 MHz ( là tốc độ chuẩn cảu RAM). Các loại RAM DDR,DDR2, DDR3, DDR4 thì lấy thông số DRAM Frequency nhân 2, kết quả ra là tốc độBus RAM.

Cách 2: Kiểm tra RAM bằng lệnh DXDIAG

Bước 1: Nhấn 2 phím “windows+ R”. Sau đó nhập lệnh “dxdiag”rồi nhấn Enter.


*

Kiểm tra RAM bằng lệnh DXDIAG

Bước 2: Cửa sổ DirectXDiagnostic Tool hiện ra. Tại đây,các bạn có thể xem các thông tin cơ bản của phần cứng như RAM (Memory), CPU ( Processor), Tên máy ( System Model),…

*

Xem RAM trên của sổ DirectX DiagnosticTool

Cách 3: Kiểm tra RAM trong Settings.

Bước 1: Nhấnnút Windows, gõ Setting và nhấn Enter

Bước 2: Clickvào About bên trái và xem dung lượngcủa RAM ở bên phải như hình


*

Cách kiểm tra RAM trong Settings.

Cách 4: Kiểm tra RAM trong Task Manager

Bước 1: Nhấntổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mởTask Manager.

Bước 2: Clickvào tab Performance và click vào Memory để xem dung lượng RAM. Phíatrên góc phải là loại RAM.


*

Kiểm tra RAM trong Task Manager

Cách 5: Sử dụng Windows Memory Diagnostic để kiểm tra lỗi RAM

Windows Memory Diagnostic là một công cụ được tích hợp trên hệ điều hành. Công cụ này giúp kiểm tra RAM xem có bị lỗi hay không. Khi sử dụng công cụ này, bạn nên tắt hết các task đang dùng và ứng dụng chạy ngầm để mang lại kết quả chính xác nhất.

Bước 1: Truy cập vào cửa sổ Control Panel bằng cách nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm của hệ điều hành. Chọn mục Administrative Tools.

*

Chọn mục Administrative Tools trong mục Control Panel

Bước 2: Cửa sổ Administrative Tools hiện ra với nhiều công cụ. Bạn tìm đến dòng công cụ Windows Memory Diagnostic và nhấn đúp vào mục này.

*

Chọn mục Windows Memory Diagnostic trong thư mục Administrative Tools

Bước 3: Cửa sổ hiện ra, bạn chọn mục Restart now and check for problems (recommend).

*

Chọn mục Restart now and check for problems (recommend)

Máy tính sẽ tự động khởi động lại và tiến hành kiểm tra RAM.

Xem thêm: Tải Clash Of Lords 2 Cho Android, Clash Of Lords 2 Pour Android

Windows Memory Diagnostic sẽ được kích hoạt và mất khoảng vài phút.

Bước 4: Sau khi chạy xong chương trình máy tính của sẽ khởi động lại một lần nữa. Bạn nhìn vào thanh taskbar góc dưới, phải màn hình. Sẽ hiện ra dòng thông báo, báo lỗi trên RAM của bạn.

Nếu bạn muốn xem chi tiết kỹ hơn, bạn có thể truy cập theo đường dẫn sau:

Mở cửa sổ Event Viewer bằng cách nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm của hệ điều hành > Windows Logs > System > Chọn Find góc phải. Nhập từ khóa Memory Diagnostic vào cửa sổ Find What. Chọn Find Next để bắt đầu tìm kiếm. Cửa sổ hiện ra, kết quả test lỗi sẽ hiện ra ở phần trên cùng.

Cách 6: Sử dụng phần mềm MEMTEST86 để kiểm tra lỗi RAM

Ưu điểm của phần mềm này, đó chính là có thể kiểm tra lỗi RAM khi RAM hỏng và máy tính không còn hoạt động được nữa. Để thực hiện, bạn cần có một chiếc USB boot đa năng có phần mềm này bên trong.

Boot USB:

Bước 1: Tiến hành tải phần mềm Memtest86 trên trình duyệt web. Có 2 bản tính phí và miễn phí. Bạn chỉ cần dùng bản miễn phí là đã có thể kiểm tra RAM laptop. Cài đặt phần mềm Memtest86 cho máy tính.

Bước 2: Mở phần mềm Memtest86, tiến hành chạy file Memtest86+ USB Installer.exe.

Tại mục Select your USB Flash Drive, bạn chọn USB của mình và chọn Create để tạo boot cho chiếc USB boot.

*

Chọn USB của bạn cần boot trong cửa sổ phần mềm Memtest86

Bước 3: Chọn Create để chương trình chạy. Sau các thao tác hoàn thành bạn đã có một chiếc USB có khả năng boot test RAM rồi.

Sử dụng USB để kiểm tra lỗi RAM

Bước 1: Cắm USB vào máy tính, chọn chế độ BOOT (để BOOT nhấn các phím F1-F12 hoặc phím DEL, tùy dòng laptop). Chọn ổ khởi động là USB.

Bước 2: Phần mềm Memtest86 sẽ chạy và kiểm tra RAM từ Pass 1 đến Pass 7, trong khoảng từ 1 đến 20 phút. Nếu xuất hiện lỗi nó sẽ được thông báo trong phần Errors.

*

Phần mềm Memtest86 sẽ chạy và kiểm tra RAM từ Pass 1 đến Pass 7

Sau khi kết thúc quá trình, nếu không thấy lỗi nào (No Errors) thì là RAM vẫn hoạt động bình thường. Nếu xuất hiện lỗi, bạn nên đưa laptop đến những cơ sở sửa chữa uy tín.

3. RAM dung lượng bao nhiêu là đủ?

Laptop thường có dung lượng tốithiểu là 2GB là có thể sử dụng được rồi. Mức RAM tối thiểu 2GB thì laptop chỉphù hợp cho các công việc nhẹ như duyệt web, email, xem video hay chơi một sốgame nhẹ.

Ngày nay, hầu hết các laptop đềudung lượng RAM là 4GB hoặc 8GB, một số dòng laptop giá đắt hơn thì RAM có thể từ12GB lên đến 16GB.

Nhìn chung, việc kiểm tra dung lượngRAM của máy tính và laptop trước khi bỏ tiền mang một “cỗ máy” về nhà là vôcùng quan trọng. Các bạn nên chọn máy có dung lượng RAM phù hợp với công việcnha.

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bàiviết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.