Tại Sao Đeo Nhẫn Ngón Áp Út

Trang trí nhà, Dream Wedding -..., Mâm quả, Cổng hoa, Hoa cầm tay, Xe hoa, Cho thuê đồng phục..., Lễ tân bưng quả.


*

*
*

Trong văn hóa phương Tây, nhẫn cưới thường được đeo vào ngón áp út của tay trái, bạn có bao giờ nghĩ về lý do tại sao không?

Chúng ta thường thấy các đôi uyên ương trong ngày thành hôn, hân hạnh với những bộ lễ phục trang trọng màu trắng. Một đám cưới lãng mạn được tổ chức tại nhà thờ, dưới sự chứng kiến ​​của linh mục và gia đình bạn bè, chàng trai và cô gái xúc động trao nhẫn cưới cho nhau, tượng trưng cho lời hứa ở trọn đời bên nhau. Hình ảnh này đã làm rung động biết bao trái tim con người từ xưa đến nay.

Bạn đang xem: Tại sao đeo nhẫn ngón áp út

Trong thực tế, phong tục này từ lâu đã được phổ biến lưu truyền trong xã hội, nó mang một ý nghĩa thật đặc biệt. Gần đây, một đoạn phim được lưu truyền rộng rãi trên mạng, đã cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn, mỗi một ngón tay lại tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau.

Trước tiên, hợp 2 lòng bàn tay lại với nhau.

Sau đó thu 2 ngón giữa vào trong.

Hai ngón cái đại diện cho cha mẹ. Dùng lực nhấc 2 ngón tay cái hướng ra ngoài, khi tách ra có nghĩa là cha mẹ không thể ở bên chúng ta suốt đời này.

Xem thêm: Vì Sao Da Mặt Bong Tróc Vào Mùa Đông Có Khó Chữa Không? Convalescence

Ngón trỏ đại diện cho các anh chị em. Chỉ cần dùng lực, một phần cũng tách ra, bởi vì ngay cả anh em trong một gia đình nhưng mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình.

Ngón út tượng trưng cho con cái. Những đứa trẻ lớn lên hàng ngày, sau cùng cũng cần phân ly.

Ngón giữa đại diện cho chính bạn. Dù dùng lực thế nào, thì bản thân và chính mình làm thế nào có thể tách rời đây!

Cuối cùng, ngón áp út là khó tách biệt nhất. Điều này có nghĩa là, một nửa của bạn suốt một đời này sẽ là người bạn đồng hành không thể tách rời. Vì vậy cho dù trong tương lai cuộc sống hai người có gặp sóng gió như thế nào thì họ vẫn không thể tách xa…

Mời các bạn tham khảo video clip

Mới đầu khi xem đoạn video trên, có thể bạn sẽ cảm thấy khá buồn cười về những động tác dường như rất tẻ nhạt. Nhưng khi xem đến cuối cùng, bạn sẽ thấy rất xúc động. Một nửa kia và bạn không thể tách rời, cũng giống như hình ảnh bạn đứng trước đức cha và nói: “Tôi đồng ý”. Hứa rằng bất kể sinh, lão, bệnh, tử đều sẽ không bao giờ rời xa hay từ bỏ đối phương. Đây chính là ý nghĩa của từ “vợ chồng”.

Trên thực tế, nếu dùng lực, bạn hiển nhiên có thể hơi tách rời hai ngón áp út ra một chút, nhưng khi đó bạn phải cơi nớingón giữa ra. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng, nếu rời xa người bạn đời, đồng thời bạn cũng mất đi một phần thânthể.

Ngoài ra, người La Mã tin rằng,tĩnh mạch ở ngón áp útchạy trực tiếp đến trái tim của một người. Vớiniềm tin này, họ gọi đây là “tĩnh mạch của tình yêu”. Vậy nên người ta đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.