Chữa Cảm Cúm Bằng Ameflu Cần Lưu Ý Những Gì?

Thuốc Ameflu thuộc nhóm thuốc hạ sốt, có tên gốc là Acetaminophen. Hiện nay thuốc được chia làm 2 loại là Ameflu ngày và Ameflu đêm.

Bạn đang xem: Chữa cảm cúm bằng ameflu cần lưu ý những gì?


Dạng bào chế: viên nén nhai, viên bao, viên nén gel và thuốc đạn, dạng siro.

Thành phần: Acetaminophen (Paracetamol).

1. Công dụng của thuốc Ameflu

Thuốc được chỉ định làm giảm các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm: sốt, nhức đầu, ho, đau họng, sưng huyết mũi, các cơn đau nhẹ. Bên cạnh đó thuốc có tác dụng làm loãng dịch tiết phế quản, loãng đờm giúp ho và dễ thở hơn.

Thuốc Acetaminophen làm giảm đau trong viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng trên tình trạng viêm, đỏ và sưng khớp. Gần đây thuốc được báo cáo là có hiệu quả ngang với thuốc chống viêm phi steroid Ibuprofen (MOTRIN) trong làm giảm đau khớp gối do viêm xương khớp.

2. Hướng dẫn cách sử dụng

Thuốc này bạn đều có thể uống cùng đồ ăn hoặc không uống cùng đồ ăn, tùy theo sở thích của mỗi người.

Thuốc có thể gây buồn ngủ. Rượu, các thuốc giảm đau và an thần có thể làm tăng tác dụng gây buồn ngủ. Tránh dùng các đồ uống có chứa cồn khi đang dùng thuốc này.

Không sử dụng thuốc Ameflu để điều trị cho bệnh nhân sốt quá 3 ngày và cho bệnh nhân giảm đau quá 7 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn: Uống 1 viên. Liều dùng tối đa không quá 6 viên trong vòng 1 ngày và mỗi liều dùng cách nhau ít nhất là 6 giờ.

Liều dùng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống ½ viên. Liều dùng tối đa không quá 3 viên trong vòng 24 giờ và mỗi liều cách nhau ít nhất 6 giờ.

Thuốc Ameflu dạng siro dành cho trẻ em

Tuyệt đối không dùng thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi. Nếu bạn có ý định sử dụng cho trẻ thì nên hỏi ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ hoặc chỉ sử dụng cho trẻ khi có chỉ định từ bác sĩ.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Ameflu

Thuốc Ameflu có thể gây suy gan khi sử dụng liều quá cao. Ngoài ra còn có thể thúc đẩy hình thành sỏi thận ở 1 vài bệnh nhân và có thể gây thiếu máu tán huyết trên bệnh nhân thiếu G6PD.

Một số trường hợp mẫn cảm với thuốc như phát ban da, ban đỏ hoặc nổi mề đay…

Những tác dụng phụ phổ biến và dễ phát hiện: mất ngủ, bồn chồn, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, xảy ra kích ứng dạ dày (đau bụng, rối loạn tiêu hóa..).

Nếu bạn bị đau hoặc sốt, cảm cúm kéo dài hay nặng hơn, hoặc có các triệu chứng mới xuất hiện như đỏ da hoặc sưng phù, phải tham khảo ý kiến bác sĩ, vì các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý trầm trọng hơn.

Xem thêm: Key Sublime Text 3 License Key Last Updated, Sublime Text 3 Build 3103 & 3143 License Key

4. Tương tác thuốc Ameflu

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể xảy ra tương tác thuốc Ameflu. Tương tác thuốc có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc dẫn đến tình trạng nguy hiểm, khó xử lý. Vì thế để tránh tương tác thuốc bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc này.

Đặc biệt không dùng thuốc này nếu bạn đang dùng các thuốc ức chế enzym monoaminoxydase (IMAO) (một vài thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hay cảm xúc, hoặc bệnh parkinson) hoặc bạn hãy sử dụng thuốc Ameflu trong vòng 2 tuần sau khi ngưng dùng các thuốc IMAO.

5. Chống chỉ định dùng thuốc này trong các trường hợp

Không sử dụng thuốc cho các bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Người bệnh nhiều lần thiếu máu, có tiền sử bệnh tim, phổi, thận, suy tế bào gan, thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydrogenase.

Bệnh nhân có bệnh mạch vành trầm trọng, huyết áp cao, bệnh nhân suy thân đặc biệt không sử dụng với bệnh nhân đang dùng các thuốc IMAO.

Cách lạm dụng kháng sinh có thể gây các hiện tượng nhờn thuốc lúc đó bệnh nhân sẽ phải sử dụng loại kháng sinh mạnh hơn lợi trước mới có thể điều trị dứt điểm. Trong khi đó chữa cảm cúm bằng dân gian với dược liệu từ thiên nhiên đơn giản, dễ tìm kiếm mà vẫn hiệu quả.

6. Một số bài thuốc chữa cảm cúm đơn giản tại nhà

Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng và mật ong ấm

Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc.

Kết hợp gừng với mật ong, chúng ta sẽ có một loại đồ uống kháng sinh mạnh, đặc biệt có tác dụng tích cực trong việc điều trịcảm cúm, giảm bớt khó chịu trong dạ dày, giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon hơn.

Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh. Khi bạn thấy có dấu hiệu của cảm cúm, như hắt hơi, sổ mũi, hoặc rát họng bạn nên uống ngay hỗn hợp này 2 lần/ngày vào buổi sáng (sau khi ăn) và buổi tối sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Chỉ sau tầm 1-3 ngày, bạn sẽ hết cảm cúm.

Cháo hành, tía tô nóng để giải cảm

Hành lávà tía tô là thực phẩm hàng đầu có công dụng giải cảm: có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai, thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh. Cháo hành tuy là thứ dân dã nhưng lại có công dụng giải cảm tuyệt vời.

Cháo hành, cháo tía tô giải cảm nhanh chóng

Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô.

Sử dụng các loại lá xông để giải cảm

Đầu tiên, không phải lá nào cũng đem xông được. Để có hiệu quả giải cảm, phải xông bằng các loại lá có tinh dầu giúp thông đường mũi – họng như: tía tô, kinh giới, ngải cứu, hương nhu, sả, bạc hà, long não, khuynh diệp… Mỗi lần xông nên chọn 3-5 loại lá, mỗi loại một nắm nấu trong nồi chứa chừng 4 lít nước để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguyên liệu thường dùng là lá hương nhu tía, chanh, bưởi, sả, kinh giới, tía tô, gừng, lá lốt… Các loại lá trên thường chứa tinh dầu có các hoạt chất như Eugenol, limonen, phellandren…, giúp sát trùng đường hô hấp khi bốc hơi do đun nóng. Cho các lá vào nồi, đổ nước ngập, đậy kín, đun sôi. Sau đó mang ra, trùm chăn kín, mở nắp nồi từ từ cho hơi nước chứa tinh dầu bốc lên, hít thở thật sâu và chậm để sát trùng đường hô hấp và giúp mồ hôi toát ra. Tuy nhiên, những người tổng trạng yếu hoặc quá ốm, bị mất nước nhiều thì không nên xông. Phương pháp này cũng không thể sử dụng cho trẻ dưới 13 tuổi, vì da trẻ em mỏng manh rất dễ bị bỏng và kích ứng.

Trên đây là chia sẻ về thuốc Ameflu của các Dược sỹ Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên. Tuy nhiên bạn vẫn cần hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước và trong quá trình điều trị để thuốc có thể phát huy hết tác dụng và đạt hiệu quả cao sau khi sử dụng.