Bảng mã màu dây điện xe máy honda

Sau sự ra đời của dòng xe máy điện Klara của Vinfast, người dân dần dần đã tăng sự tin tưởng nhất định cho phương tiện di chuyển mới này. Xe máy điện đã đem lại khá nhiều lợi ích như bảo vệ môi trường, tiết kiệm, gọn nhẹ và linh hoạt. Vậy làm thế nào chiếc xe máy điện lại nhiều ưu điểm đến vậy? Hệ thống điện của xe máy điện được cấu tạo ra sao? Cùng Chuyện xe tìm hiểu nhé!


Nguồn năng lượng trong hệ thống điện của xe máy điện đến từ đâu?

*

Về nguồn năng lượng, ắc quy hay còn gọi là pin là nguồn cung cấp điện cho xe hoạt động. Loại pin hay dùng cho xe máy điện là pin Lithium-ion. Loại pin này được thiết kế theo công nghệ Nhật Bản. Công nghệ này giúp đi được quãng đường từ 70-100km cho một lần sạc. Ngoài pin Lithium-ion, xe máy điện còn có thể sử dụng ắc quy chì. Tuy nhiên, pin Lithium-ion nhẹ hơn, tạo cảm giác an toàn hơn và thời gian sử dụng lâu hơn. Ngược lại, ắc quy chì nặng hơn, nguy hiểm hơn, khó thay thế và sẽ gây ô nhiễm môi trường nếu không được phân huỷ hợp lý. 

*

Loại pin trên xe máy điện thường sử dụng loại điện thế 48V. Mỗi một dòng xe khác nhau thì sẽ có thiết kế gắn với loại ắc quy hoặc pin phù hợp. Về số lượng ắc quy thì mỗi một loại xe sẽ được trang bị khác nhau. Thường là 4-5 bình 20A hoặc 12A.

Bạn đang xem: Bảng mã màu dây điện xe máy honda

Hệ thống động cơ điện của xe máy điện và nguyên lý hoạt động

Hệ thống động cơ điện

Hệ thống động cơ điện của xe thường được đặt ở thân sau xe. Hiện nay, các hãng xe thường có xu hướng đặt động cơ lên trục bánh xe. Điều này giúp làm tăng khả năng chuyển động xe. Ngoài ra, điều này còn hạn chế việc sử dụng quá nhiều hộp số truyền động tới trục bánh. Không những vậy, nó còn giúp giảm nguy cơ hỏng xe không đáng có và giảm chi phí thiết kế.

Động cơ xe được chia làm 2 loại là động cơ chổi than và không có chổi than. Xe máy điện sử dụng động cơ có chổi thân sẽ bền bỉ và ít phải thay thế hơn. Trong khi đó, xe máy điện sử dụng động cơ không có chổi than sẽ có giá đắt hơn do cấu tạo gồm 3 cuộn dây và 3 cảm biết hoạt động trên nguyên tắc đấu điện 3 pha.

Xem thêm: Những Trung Tâm Tiệc Cưới Nguyên Đình, Nguyên Đình Catering

*

Về phần động cơ điện, cấu tạo gồm 2 phần là phần chuyển động (rotor) và phần đứng yên (stator). Hai phần này sẽ có nam châm vĩnh cửu hoặc được quấn nhiều vòng dây dẫn. Khi được kết nối với nguồn điện, xung quanh 2 phần này sẽ xuất hiện từ trường. Sự tương tác giữa 2 từ trường của rotor và stator sẽ tạo ra chuyển động gọi là mô-men.

Nguyên lý hoạt động

Ngoài hoạt động theo nguyên lý điện từ, động cơ còn hoạt động dựa trên các nguyên lý như hiệu ứng điện áp, lực tĩnh điện. Nguyên lý hoạt động cơ bản là có một lực cơ học tác động lên cuộn dây tạo ra dòng điện nằm trong từ trường. Lực này theo mô tả của định luật lực Lorentz sẽ vuông góc với cuộn dây và từ trường. Tốc độ quay của động cơ điện sẽ tỉ lệ thuận với điện áp đặt và ngẫu lực quay tỉ lệ với dòng điện. 

Các bạn có thể điều khiển động cơ bằng cách điều khiển điểm chia điện áp của bình ắc quy. Ngoài ra có thể điều khiển bộ cấp nguồn, dùng mạch điện tử hoặc điện trở… Chiều quay của động cơ cũng có thể thay đổi được. Đổi chiều quay bằng cách thay đổi chiều nối dây phần kích từ. Bên cạnh đó có thể đổi chiều dây phần ứng. Tuy nhiên, lưu ý chỉ thay đổi một trong hai chứ không được thay đổi cả hai. Việc thay đổi này thường được thực hiện bằng công tắc tơ đặc biệt như công tắc tơ đổi chiều.

Có thể nói hệ thống điện trong động cơ điện là bước đột phá trong nền công nghiệp xe máy. Việc ra đời xe máy điện không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn giúp bảo vệ môi trường của chúng ta.