Top 15 Bài Nghị Luận Về Lòng Biết Ơn Trong Cuộc Sống Nghị

✔ Tổng hợp những bài văn mẫu và dàn ý chi tiết cho đề bài nghị luận về lòng biết ơn. Các bài viết được tổng hợp chọn lọc từ nhiều nguồn. Cùng kftvietnam.com tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!


Dàn ý nghị luận về lòng biến ơn

Lập dàn ý là bước bắt buộc trong khi viết văn mẫu. Lập dàn ý càng chi tiết càng giúp bài văn của bạn trở nên đầy đủ ý và tránh lặp từ hơn.

Bạn đang xem: Top 15 bài nghị luận về lòng biết ơn trong cuộc sống nghị


Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn – Mẫu 1

Mở bàiGiới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng biết ơn.Truyền thống biết ơn đã được duy trì qua nhiều thế hệ ở nước ta.Thân bài#1. Giải thíchLòng biết ơn chỉ sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mìnhLòng biết ơn xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, từ thời ông cha ta cho tới thời hiện đại.#2. Biểu hiện của lòng biết ơnGhi nhớ công ơn người khác trong lòngThể hiện các hành động biết ơn người khácMong muốn được đền đáp những công ơn mà người khác mang lại cho bản thân mình.Biết ơn giúp con người ta trở nên tốt đẹp hơnLòng biết ơn là cơ sở cho những đức tính cao quý khácLòng biết ơn là thứ tình cảm quý báu và là truyền thống của dân tộc ta#3. Xuất phát của lòng biết ơnLòng biết ơn là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.Lòng biết ơn là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹpLòng biết ơn xuất hiện từ những việc nhỏ nhất mà người khác làm cho bạn.#4. Mở rộng và phản biệnNhiều cá nhân không có lòng biết ơn và trở nên vô ơnLối sống xa hoa khiến con người ta ngày càng vô ơnMở rộng ra những câu tục ngữ đi ngược lại với lòng biết ơnPhê phán những cá nhân quên đi nguồn cội, gốc gác của bản thânKết bàiCảm nghĩa của bản thân về lòng biết ơnNhững công việc thể hiện lòng biến ơn

Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn – Mẫu 2

Mở bàiGiới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn.Tầm quan trọng, vị trí của lòng biết ơn.Thân bài#1. Giải thíchBiết ơn là trân trọng, ghi nhớ những điều được nhận từ người khác, được giúp đỡ trong lúc khó khăn.Khắc ghi những cống hiến của thế hệ đi trước.#2. Biểu hiệnCông sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ.Biết ơn sự hy sinh, cống hiến cho đất nước của thế hệ cha ông ta.Biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô khi ta đến lớp.Biết ơn từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống như: Biết ơn những người nông dân đã làm ra hạt gạo, biết ơn các bác sĩ…Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên Nhớ đến những ngày lễ truyền thống của dân tộc ta: 10/3; 2/9; 27/7…Biết ơn các y bác sĩ chung tay chống dịch Covid.#3. Ý nghĩa của lòng biết ơnĐược yêu quý, tôn trọng, được nhận lại nhiều sự giúp đỡ.Có được niềm vui, niềm tin lạc quan trong cuộc sống.Có động lực vươn lên, giúp ta có thêm nghị lực, sức mạnh, ý chí.Đánh giá được giá trị đạo đức, nhân phẩm của mỗi con người.Có được lối sống , tư duy lành mạnh, tích cực, nuôi dưỡng tâm hồn.#4. Bàn luậnPhê phán những người sống vô ơn, bội bạc, chỉ biết hưởng thụ thành quả của người khác làm ra…#5. Bài học cá nhân về lòng biết ơnTập nói lời cảm ơn mỗi ngày.Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.Lan tỏa, tuyên dương ca ngợi những tấm gương tốt, hành động tốt.Ra sức học tập rèn luyện nhân phẩm mỗi ngày.Tránh xa các lối sống tiêu cực “ Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván ”Kết bàiKhẳng định lại tầm quan trọng, vai trò của lòng biết ơn.Kêu gọi mọi người rèn luyện lối sống đẹp này.

*
*

Văn mẫu nghị luận về lòng biến ơn

Nghị luận về lòng biết ơn – Mẫu 1

Mỗi chúng ta sinh ra đều có nguồn cội. Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chỉ hai câu đơn giản đã khắc họa được tầm quan trọng của lòng biết ơn. Khuyên chúng ta nhớ đến cội nguồn những bậc sinh thành đã sinh ra ta, cho ta cuộc sống tốt đẹp với sự biết ơn sâu sắc nhất. Không ai trên đời tự nhiên được sinh ra đời, chúng ta đều có nguồn cội có cha mẹ sinh ra nuôi dạy dưỡng dục ta khôn lớn và thành công như ngày hôm nay. Chính vì vậy chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của đấng sinh thành.

Để có nền độc lập, đất nước thái bình như hiện giờ thì dân tộc ta phải trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, bốn ngàn năm đô hộ giặc tàu, tám mươi năm đô hộ giặc tây, phải gánh chịu biết bao đau thương, mất mát người thân gia đình, đồng đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ căn dặn rằng: “Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ”. Các anh hùng liệt sĩ, họ đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập thống nhất đất nước của dân tộc ta họ đã phải cả tính mạng của bản thân để lấy sự vinh quang cho nước nhà. Để biết ơn những công lao to lớn đó đảng ta đã chọn ngày 27-07 hằng năm để làm ngày Thương binh liệt sĩ để vinh danh những tấm gương anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bản thân mình cho sự nghiệp độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, để cùng tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ anh hùng cách mạng. 

Do đó mỗi chúng ta được ăn no, mặc đẹp, được học tập phát triển ổn định như ngày hôm nay là nhớ các chiến sĩ cách mạng, hãy ghi nhớ công ơn của họ, hãy nhìn về quá khứ để hiểu được thành quả của ngày hôm nay là điều không dễ dàng có được.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân tộc, ông cha ta đã nhắc nhở mỗi người về lòng biết ơn “ Tôn sự trọng đạo”, “ Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” tỏ lòng biết ơn với thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho chúng ta để có được thành công như hôm nay. Ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam là ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm đây được xem là lễ hội của ngành giáo dục, ngày tôn sự trọng đạo nhằm mục đích tôn vinh những giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng giảng trong sự nghiệp trồng người. Những ngày này học sinh thường tặng hoa và biếu quà cho các thầy giáo để tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô kính yêu của mình. 

Không ngẫu nhiên mà nước ta có ngày 10/3 ngày giỗ tổ Hùng Vương để nhớ công ơn dựng nước ông ta cha có câu dành riêng cho ngày lễ trọng đại này: “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”. Lòng biết ơn được thể hiện rất nhiều trong cuộc sống trong cuộc sống hàng ngày, đơn giản chỉ là lời nói cảm ơn với những ai sẵn sàng giúp đỡ, thể hiện qua hành động thực tế như biết ơn công ơn sinh thành của cha mẹ là phải phụ giúp việc nhà san sẽ một phần cơ cực của ba mẹ, cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng thầy cô giáo. Mỗi cá nhân phải biết thể hiện tấm lòng mình với người đã giúp đỡ mình trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Mặt khác sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh để xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ bao đời nay được ghi ấn trong tiềm thức của mỗi người, thể hiện rõ tinh thần hết sức tốt đẹp, sâu sắc và trường tồn mãi theo thời gian. Nhờ sự khắc ghi và tưởng nhớ công ơn của thế hệ cha ông đi trước phải biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát huy mãi về sau. Để có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no sống trong nền hòa bình như ngày nay đều trải qua quá trình lao động, sản xuất chăm chỉ, tình thần đoàn kết để hướng về một tương lai tốt đẹp. Những con người tần tảo, chịu thương chịu kho không ngại khó khăn, cực nhọc để cống hiến cho tổ quốc thân yêu. Quá trình xây dựng nước nha phát triển đượcnhư hiện tại là không hề đơn giản mà đạt được họ phải trải qua những ngày lao động mệt nhọc, thấm đẫm mồ hôi nước mắt thậm chí là sự hi sinh mất mát vô cùng to lớn. Những hạt lúa hạt gạo dẻo thơm mà hằng ngày ta thưởng thức cũng trải qua một quá trình chăm sóc, vun trồng, bon phấn mới có được. Người nông dẫn đã dải nắng dầm sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời đã làm ra nó. Chúng ta phải trân quý và không được lãng phí những thành quả đó cũng thể hiện lòng biết ơn.

Tuy nhiên trong thực tế xã hội không phải ai cũng mang trong người có lòng biết ơn từ tâm, một số người họ sống vô ơn với những người tố sẵn sàng ra tay giúp họ. Chỉ biết nghĩ lợi ích cho riêng mình, không nhớ đến sự giúp đỡ của người khác để đền đáp trả ơn. Những câu ca dao nói lên sự vô ơn: “Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, vong ơn bội nghĩa…”

Thực tế cuộc sống còn nhiều biểu hiện không tôn trọng, thậm chí xúc phạm hoặc đánh đập cha mẹ của họ. Người xưa có câu: “Nhà có người già như có báu vật”được phụng dưỡng cha mẹ già chính là một phước phận lớn của những người con. Vậy mà nhiều người con xem điều ấy là gánh nặng, ruồng bỏ, từ bỏ trách nhiệm không làm tròn đạo hiếu làm con của mình. Không phải tự nhiên mà “bách thiện hiếu vi tiên”, chữ hiếu luôn là nhân tố hàng đầu để đánh giá phẩm chất và đức hạnh của con người. Sống trọn đạo hiếu sẽ được mọi người ca tụng, là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Ngược lại, những ai không thể làm tròn đạo Hiếu cũng chính là tự cắt đứng nhân duyên tốt lành của chính mình. Đến công lao sinh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành còn có thể phủ nhận, họ làm sao có thể trân trọng thiện ý và tấm lòng từ những người xung quanh. Thực tế nhiều người sống qua cầu rút ván ện biểu hiện khi họ khó khăn cần vay tiền, bản thân mình có lòng tốt giúp đỡ. Tuy nhiên khi đến hạn trả tiền họ lại trốn tránh, cắt đứt liên lạc để không phải trả tiền, lòng tốt đã bị người vô ơn làm mất lòng tin. Chúng ta cần lên án, phê phán những hành động cần phải được bài trừ ra khỏi xã hội. Cuộc sống chẳng còn tốt đẹp và ý nghĩa khi con người quên đi lòng biết ơn, biến con người ta thành những người vô cảm, thờ ơ, vô tâm.

Giới trẻ ngày nay là thế hệ mang trọng trách to lớn để đưa nước ta đến một tầm cao mới. Các bạn phải giữ gìn, phát huy truyền thống quý báu đó là lòng biết ơn mà ông cha từ xưa để giữ gìn đến ngày nay. Chúng ta luôn nhớ công lao to lớn của những anh hùng cách mạng đã giữ nền hòa bình, nhớ công ơn sinh thành hiếu thảo với mẹ cha, nhớ những người tốt đã giúp đỡ mình khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Đây là những hành động rất thiết thực không quá khó để thực hiện.

Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là nét đẹp, bản sắc, đạo lý vô cùng quý báu của dân tộc ta. Hãy cùng gìn giữ và quý trọng, hãy sống sao để tưởng nhớ, biết ơn, mở rộng trái tim nhân hậu của chúng ta để cùng tạo nên những trang sử mới tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam. Những ai có lòng biết ơn sẽ thấy tâm trạng thoải mái, an nhiên, thấy cuộc sống vui tươi, hạnh phúc, nhân ái hơn. Lòng biết ơn là phẩm chất đáng quý tạo nên đức hạnh tốt đẹp cho mỗi người. Sống sao cho trọn tình trọn nghĩa với những người có lòng tốt giúp đỡ, nuôi nấng mình chắc chắn các bạn sẽ nhận lại được muôn vàn điều tốt đẹp hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Nghị luận về lòng biết ơn – Mẫu 2

Tôi đã từng nghe câu nói của ông Henry Ward Beecher là một nhà diễn thuyết người Mỹ từng phát biểu rằng “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc trong từng giờ” đúng vậy lòng biết ơn luôn là một phần nào đó gắn với mỗi con người, nếu một người không có lòng biết ơn thì chắc cuộc sống của họ sẽ cô đơn lắm nhỉ? Bởi vì đơn giản là họ không có hạnh phúc.

Xem thêm: Thủy Thủ Mặt Trăng Tập 43 - Thủy Thủ Mặt Trăng Pha Lê Vĩnh Cửu Tập 43

Lòng biết ơn là thái độ trân trọng ghi nhớ những gì tốt đẹp mà người khác đã dành cho mình. Từ lúc sinh ra đến khi lớn lên và già đi chắc hẳn ai cũng sẽ có những lần mình được mọi người giúp đỡ, hay những lần mà người khác mang lại những điều tốt đẹp cho mình. Đặc biệt là đối với cha mẹ mình, có lẽ ai trong số chúng ta từ nhỏ đến lớn đều đau đáu trong lòng mình lòng biết ơn cha mẹ khi đã sinh ra và nuôi nấng mình thành tài. Hay từ lúc bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường chúng ta đã được học cách biết ơn thầy cô, biết ơn những người đã chăm sóc và nuôi dạy chúng ta. Đến khi thành công và có địa vị trong xã hội chúng ta cũng học được cách biết ơn đến những người đã dìu dắt, giúp đỡ ta trong những bước đi đầu tiên khi vào đời. Chúng ta biết ơn những người chiến sĩ đã hi sinh thân mình để dành lấy độc lập và sự hòa bình cho mình ngày hôm nay. 

Tuy vậy, trong cuộc sống ngày càng hiện đại thì lòng biết ơn dường như đang bị sao nhãng. Mọi người ngày càng sống lạnh nhạt hơn với nhau và quên đi cái cội nguồn của mình, thậm chí họ còn bôi nhọ, xuyên tạc, điển hình là khi tôi tình cờ lướt Facebook đọc được một bài viết mang tính chất phản động và nói xấu Bác Hồ, khi vào trang đó tôi mới phát hiện chủ của trang đó là người Việt Nam, lúc đó thật sự trong tôi cảm thấy rất bức xúc, tôi tự hỏi tại sao lại có những kẻ vô ơn đến vậy nhỉ? Trong khi Bác Hồ chúng ta đã phải vất vả bôn ba tìm con đường hòa bình cho dân tộc thì lại có những kẻ thờ ơ, luôn tìm mọi cách gây kích động như thế. Thật sự quá buồn cho một thế hệ, vậy nên mới thấy lòng biết ơn là một giá trị đạo đức cần phải được học, khi chúng ta luôn luôn sẵn sàng trong tâm thế biết ơn đối với mọi người thì tự nó sẽ biến thành sự hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng vô cùng ấm áp. Có bao giờ bạn đã trải qua cảm giác biết ơn cuộc sống, biến ơn ba mẹ đã sinh mình ra thế giới này hay đơn giản là biết ơn con mèo, con cún đã luôn bên cạnh tạo niềm vui cho bạn chưa? Thật sự là rất tuyệt vời, cảm giác hạnh phúc khó tả, có khi cảm giác ấy chỉ vụt qua trong giây lát thôi cũng khiến bạn cảm thấy hài lòng rồi.

Không ai thành công mà không nhờ sự giúp đỡ của người khác hết, chúng ta có được cuộc sống tiện nghi như ngày hôm nay cũng là nhờ sự sáng tạo và trí tuệ của biết bao người nên khi thụ hưởng một giá trị nào đó ta cũng nên bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những thành quả đó. Lòng biết ơn không hẳn là sự đáp lại bằng vật chất mà nó còn thể hiện sự chân thành và biểu hiện của bạn, ở một viễn cảnh nào đó nếu người khác cho bạn một đồng lúc bạn đang gặp khó khăn và khi bạn thành công giàu có bạn muốn đáp lại ân tình đó bằng một trăm đồng với họ thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy vui nhưng tôi nghĩ họ sẽ cảm thấy vui hơn nếu như bây giờ bạn ra đường gặp một hoàn cảnh khó khăn nào đó và bạn giúp đỡ người đó. Bởi lòng biết ơn nó không chỉ là những hành động có qua có lại, mà nó còn là khởi nguồn cho những đức tính tốt đẹp, nó còn là sự chia sẻ, lan tỏa tình yêu thương đến mọi người. Và vấn đề này đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và chỉ ra rằng lòng biết ơn còn giúp con người giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, sự ghen tị, thù địch, lo lắng và kích thích, nó còn giúp chúng ta gia tăng sự hạnh phúc. Quả thật, sống có lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta tích cực hơn, chúng ta không chỉ biết ơn những người đã giúp chúng ta vượt qua khó khăn mà còn là biết ơn những người đã đẩy chúng ta vào khó khăn để bản thân có thể nhận ra mình sai ở đâu và nên đứng lên từ đâu, giúp chúng ta có thêm nhiều bài học và kinh nghiệm trong cuộc sống.

Là một học sinh chúng ta cần phải luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã giúp đỡ chúng ta. Cuộc sống này đa màu lắm nên khi chúng ta đối xử tốt đẹp với nhau thì cuộc sống sẽ trở thành màu hồng. Hãy luôn bày tỏ thái độ biết ơn, thể hiện sự trân trọng, quý mến đối với tất cả mọi người. Lòng biết ơn còn giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn luôn nhắc nhở con người về vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và xã hội. 

Như vậy, lòng biết ơn là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mỗi người. Đức tính này cần phải được giữ gìn, bởi nó thể hiện một nét đẹp văn hóa của ông cha ta từ xưa đến nay. Hy vọng thế hệ trẻ sau này vẫn sẽ phát huy những truyền thống tốt đẹp như thế, giúp đất nước ngày càng phát triển và vững mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu và tự hào hô vang hai chữ Việt Nam.

Nghị luận về lòng biết ơn – Mẫu 3

“Uống nước nhớ nguồn” một câu tục ngữ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng lại ẩn chứa một nét đẹp văn học quý báu của dân tộc ta, chứa đựng triết lí nhân sinh cao quý. Có thể thấy, từ xa xưa ông cha ta dặn dò con cháu mình mai sau phải biết tôn trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng làm ra những thành quả để thế hệ hôm nay và mai sau được hưởng thụ thành quả đó. Vì lòng biết ơn là đức tính cần thiết, quan trọng mà mỗi chúng ta phải có, là khởi nguồn cho một nhân cách đạo đức tốt của mỗi con người.

Lòng biết ơn vốn là truyền thống văn hóa lâu đời, cao đẹp của dân tộc ta. Biết ơn người khác là một phần phẩm chất cần có của mỗi con người, nó là động lực để ta làm được những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Biết ơn được hiểu đơn giản là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác, thể hiện ở sự giữ gìn và tôn trọng đối với những thành quả, công lao, cống hiến của những người khác trong cuộc sống. Đó cũng là cơ sở để từ đó khẳng định được phẩm chất của con người, vì thế tôi cũng nhận thức sâu sắc rằng sống có lòng biết ơn là một lối sống tích cực, lành mạnh và có ý nghĩa nhân văn vô cùng lớn.

Sau khi hiểu rõ được như thế nào là lòng biết ơn rồi thì làm sao có thể thực hành nó được tốt hơn? Trong trái tim của mỗi người luôn cần phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

“Con người có tổ có tông

Như cây có nước như sông có nguồn”

Khi lớn lên ta cắp sách đến trường đi học con chữ thì biết ơn thầy cô, những người đã không quản khó nhọc để dạy dỗ chúng ta nên người, giúp đỡ ta bước đến nền tri thức: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ta còn được học và chơi là phải biết ơn và khắc ghi những công lao cống hiến to lớn của cha ông, anh chị, những thế hệ đi trước đã không ngại hy sinh xương máu của mình, đánh đổi tuổi xuân nằm lại khi tổ quốc bị xâm lăng giúp cho đất nước có được ngày hôm nay được độc lập hiện đại như ngày hôm nay, làm đẹp thêm cho đất nước quê hương, trong nền văn học phong phú của nước nhà đã có biết bao nhiêu lời văn, lời thơ đầy da diết trìu mến để ngân nga ca ngợi về những thế hệ anh dũng hào hùng như thế để giúp thế hệ trẻ ngày nay có thể hiểu rõ hơn về những thời kỳ chiến tranh gian khó, vất vả và khốc liệt, không thể nào quên của dân tộc để giúp ta biết trân trọng hơn những cống hiến không kể đền đáp, những hy sinh không màng danh lợi như thế.

“Ôi Tổ quốc ta muôn đời khóc sau cơn bão chiến tranh quyết liệt

Tóc biển xanh ôm vai mỡ màu”

Như vậy có thể biết được lòng biết ơn được thể hiện ở xung quanh cuộc sống hằng ngày của mỗi người, từ việc biết ơn những người gần gũi, thân thuộc nhất của mình, biết ơn những người đã cống hiến cho đất nước, cho cộng đồng xã hội hoặc không cần phải đi đâu xa, ta cũng cần phải biết ơn những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống hằng ngày như: Ta có được bữa cơm được ăn no phải nhớ tới những người nông dân đã khổ cực làm ra những hạt gạo, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để gieo trồng từng hạt mầm trải qua bao nhiêu tháng ngày chăm sóc vun trồng rồi xay giã biết bao nhiêu là công đoạn mới có được những hạt gạo ấy, con người ta ai cũng muốn được mặc trên người bộ đồ đẹp nhất thì nhớ đến người dệt vải, người tạo ra được bộ đồ đẹp ấy, khi ta đau cần đến những viên thuốc để chữa khỏi bệnh kịp thời hay kể cả những cây kim tiêm nhỏ bé… Tất cả những thứ mà ta có được trong cuộc sống đều phải bắt nguồn từ quá trình lao động miệt mài, say sưa, đổ mồ hôi, vất vả của người khác. Bởi mọi thứ không tự nhiên mà có được vì vậy mà mỗi chúng ta phải trân trọng và có lòng biết ơn.

“Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

“Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Không những thể hiện lòng biết ơn với những giá trị tốt đẹp do người khác mang lại trong cuộc sống những thành quả lao động, những truyền thống văn hóa của những thế hệ đi trước dành cho chúng ta là những thế hệ sau được thừa hưởng những giá trị đó thì mỗi người trong chúng ta cần phải biết trân trọng, khắc ghi sự giúp đỡ, công ơn của người khác dành cho mình trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn, lòng biết ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống và còn là thước đo, là nền tảng để mỗi con người hoàn thiện về nhân cách và đạo đức để bản thân được phát triển hơn. Từ xưa đến nay người dân Việt Nam đã và đang gìn giữ, phát huy, thực hiện những nghĩa cử cao đẹp của lòng biết ơn như: Phong tục thờ cúng ông bà bày tỏ lòng biết ơn của con cháu với các đấng sinh thành, hàng năm chúng ta vẫn tri ân và tưởng niệm các anh hùng thương binh liệt sỹ nhằm tưởng nhớ sự hy sinh và cống hiến cho của họ dành cho quê hương đất nước và nền hòa bình dân tộc; truyền thống tôn sư trọng đạo thể hiện sự biết ơn của những thế hệ học trò dành cho thầy cô giáo của mình, tổ chức và duy trì những ngày lễ truyền thống như 10/3; 2/9; 20/11 và 8/3,… Hiện nay, dù đang trên bước đường hội nhập với quốc tế thì những lễ hội đó vẫn còn đang được diễn ra hằng năm vẫn vẹn nguyên những giá trị và chẳng bao giờ lãng quên. Đặc biệt trong thời gian vừa qua khi đại dịch Covid 19 xảy ra, bùng nổ và gây ra nhiều tổn thất về cả người và kinh tế cho nhiều Quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, chúng ta cần phải biết ơn những y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch đã và đang nỗ lực không quản ngày đêm, khó khăn, nguy hiểm xa con cái, gia đình của mình, bất chấp cả tính mạng của mình đã ra sức chữa bệnh, cùng đồng hành chung tay sát cánh với nhân dân cả nước đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Có những con người vô danh âm thầm hy sinh thầm lặng như thế, cho nên chúng ta cần phải biết ơn những hy sinh cống hiến đó của họ. Khi nhận được sự giúp đỡ của người khác sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn của hiện tại, từ đó cũng biết lan tỏa đức tính tốt đẹp này đến những người xung quanh.

Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn? Người có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, cho đi và sẽ được nhận lại, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người khi mà gặp khó khăn. Người biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ lạc quan hơn, yêu đời, có niềm tin vào cuộc sống. Lòng biết ơn cũng giống như một liều thuốc an thần, là động lực mạnh mẽ để con người có nhiều nghị lực sức mạnh để vươn lên trong cuộc sống, nó sẽ mang lại nhiều món quà vô giá, lối sống biết ơn cũng sẽ giúp tô điểm thêm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, giúp kết nối được mọi người với nhau hơn, từ đó tạo ra những quan hệ gắn bó, khăng khít hơn giữa con người với con người và làm cho xã hội tiến bộ,văn minh, lòng biết ơn cũng đóng một vị trí quan trọng trong việc hình thành rèn luyện nhân cách, tâm hồn của mỗi con người, đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay. Vì vậy mà việc nuôi dưỡng hình thành, xây dựng lòng biết ơn cho con em mình khi còn nhỏ đã và đang được nhiều phụ huynh, nhà trường chú trọng quan tâm, đào tạo và phát triển. Ngoài ra, biết ơn còn giúp mọi người có những suy nghĩ tư duy tích cực, lành mạnh, trong sáng vì họ luôn ghi nhớ công ơn của những người tốt, những tấm gương anh dũng, những người đã giúp cho họ từ đó mà tránh xa các tệ nạn xã hội, không làm điều sống… Cho nên cần phải biết nuôi dưỡng và phát triển lối sống biết ơn hằng ngày.

Tuy nhiên, thật đáng buồn là trong thực tế cuộc sống vẫn còn những người sống vô ơn. Họ sống một cách ích kỷ, nhỏ nhen, ghen ghét chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, chỉ biết nhận lấy mà không biết cho đi, không biết cảm ơn đền đáp. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, rời xa những giá trị tốt đẹp thậm chí chà đạp không tôn trọng những thành quả lao động của người khác tạo nên, tuy là ta không vơ đũa hết tất cả mọi người nhưng vẫn có một số người có những suy nghĩ sai lệch chỉ biết hưởng thụ mà quên mất cội nguồn, nghĩ rằng những thứ mình có được là lẽ tự nhiên, là điều bình thường, đâu đó vẫn có những con người sống thờ ơ, vô cảm, ham chơi, mà không lo chăm chỉ học hành để đền đáp, trả ơn công nuôi dưỡng của cha mẹ, không báo hiếu cho cha mẹ vì họ cho là những gì mà cha mẹ làm cho mình là đang thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ khi sinh ra mà thôi, đâu đó có những người nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiệt tình từ người khác, đạt thành công nhưng chỉ vì một chút hiểu lầm xích mích không đáng có mà họ sẵn sàng quay trở lại để phản bội, chê bai người đã từng giúp họ thành công.

“Ăn cháo đá bát”

“Qua cầu rút ván”

Hai câu nói trên đó chính là kiểu người có cách sống hẹp hòi, vô ơn thì chúng ta cần phải lên án, phê phán và những lối sống như thế cần phải thay đổi. Vậy để có được lối sống biết ơn ta phải rèn luyện cần nói lời xin lỗi khi mình sai và biết nói lời cảm ơn, tuy đó là những câu nói đơn giản ngắn gọn thôi nhưng lại mang ý nghĩa giá trị vô cùng, biết gửi lời cảm ơn những người thân trong gia đình, cảm ơn ba mẹ đã sinh ra con để giờ đây con có được ngày hôm nay, cảm ơn thầy cô , bạn bè đã giúp đỡ ta trong học tập và trong công việc cuộc sống hằng ngày, biết tìm cách trả ơn khi nhận được những điều tốt đẹp từ người khác, thường xuyên tham gia những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh khó khăn, những hoạt động thiện nguyện, hiến máu nhân đạo để góp phần lan tỏa ý nghĩa của lòng biết ơn, thể hiện một cách sâu sắc và chân thành, sự biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo ra thành quả lao động cho xã hội, mang lại sự ấm no, hạnh phúc, bình yên cho đất nước ta. Ca ngợi tuyên dương, học tập, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống, đó luôn là nỗ lực phấn đấu rèn luyện lòng biết ơn và những phẩm chất tốt đẹp để trở thành con người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương đất nước ngày càng phồn vinh hơn.

Như vậy lòng biết ơn không chỉ là một phẩm chất tốt đẹp, là truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta mà còn khởi nguồn cho những đức tính khác. Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn, sống biết ơn là một lối sống đáng quý, luôn tôn vinh và phát triển.

Những bài văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về lòng biết ơn là một đề tài văn cực hay. Chúng ta hãy cùng tham khảo một số bài văn mẫu chọn lọc hay nhất ngay bên dưới: