Khi nào cộng sản việt nam sụp đổ

Nhân dịp này, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài “30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam” hi vọng góp phần phân tích, rút ra những điều thiết thực để tiếp tục thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên định thực hiện thắng lợi con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Bạn đang xem: Khi nào cộng sản việt nam sụp đổ

Trước khi thực hiện loạt bài này ít lâu, chúng tôi có dịp đến công tác tại Liên bang Nga và một vài nước thuộc Liên Xô. Trong chuyến đi ấy, có cảm xúc rất đặc biệt khi đến những địa danh như Điện Kremli, nơi lá cờ Liên bang Xô viết bị hạ xuống hay trước tòa nhà Duma Quốc gia Nga, nơi xe tăng từng xuất hiện cho thấy sự nguy hiểm của “phi chính trị hóa” quân đội.



Khi ấy, một câu hỏi cứ văng vẳng trong chúng tôi: Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô do Lênin sáng lập, từng lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa hoàng, xây dựng thành công Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên lại tan rã? Vì sao một đảng từng lãnh đạo nhân dân chống lại sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, đánh bại phát-xít Đức trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và đóng góp to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai lại mất địa vị cầm quyền sau 74 năm với bao trang sử vẻ vang?



Chúng tôi đã tìm thấy phần nào câu trả lời chính từ những nhà báo tiền bối ở Báo Quân đội nhân dân.



Không riêng ông, những nhà lãnh đạo lớn của đất nước ta từ ngày đó đã nhìn thấy “tử huyệt” dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và nhìn rõ Đảng ta, đất nước ta, nhân dân ta cần phải làm gì.

Tháng 4-1992, đồng chí Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) đã có bài viết hết sức sâu sắc với tựa đề “Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã?” đăng trên Tạp chí Cộng sản. Đồng chí chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu: Không xác lập đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng, buông lơi công tác xây dựng Đảng; phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê nin là nền tảng tư tưởng của Đảng; Coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ;xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước nhân dân, không được nhân dân ủng hộ;Từ bỏ chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, thổi lên ngọn lửa kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi.



Thật ra, sai lầm, sự chệch hướng đã diễn ra từ khá lâu. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi lãnh đạo và đường hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Liên Xô, được đánh dấu bằng Đại hội XX tháng 2-1956. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đã trình bày một báo cáo bí mật mang tên "Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó", trong đó quy chụp, thêu dệt rất nhiều vấn đề và hạn chế hệ thống Đảng và Nhà nước Xô viết cho lãnh tụ quá cố Joseph Stalin.



Đồng thời, trong báo cáo chính trị chính thức của một Đại hội Đảng sau này cũng đề ra những sách lược mới nhằm "chung sống hòa bình", "thi đua hòa bình" và "quá độ hòa bình" với chủ nghĩa tư bản. Đây là một sự đảo ngược 180 độ trong quan điểm và chiến lược của Đảng Cộng sản Liên Xô so với chính họ trước đây, hay còn gọi là "xét lại".

Các nhà phân tích cao cấp của CIA trong báo cáo mang mã hiệu SRS-1 thực hiện không lâu sau sự kiện Đại hội XX đã cho rằng, ekip của Nikita Khrushchev hành động như vậy là để đập bỏ hoàn toàn di sản của thời đại Stalin, nhằm xây dựng một hệ thống mới của riêng họ. Trong những kỳ Đại hội Đảng tiếp theo, ekip của Tổng Bí thư Khrushchev tiếp tục sa đà trên con đường xét lại, đến Đại hội XXII năm 1961, họ còn xác định "nguy cơ chủ nghĩa tư bản hồi phục ở Liên Xô đã không còn", "Liên Xô sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong 20 năm", xây dựng "đảng toàn dân", "nhà nước toàn dân".


Đây thực chất đều là những tính toán không có cơ sở và là sự đoạn tuyệt với học thuyết Marxist-Leninist chính thống về Đảng. Đó là một cuộc khủng hoảng đường lối chưa từng có trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Nikita Khrushchev buộc phải từ chức Tổng Bí thư vào năm 1964, nhưng sự hỗn loạn mà ekip của ông ta tạo ra đã được gieo mầm. Những cán bộ trẻ tuổi của Đảng Cộng sản Liên Xô vào những năm ấy như Mikhail Gorbachev, Alexander Yakovlev, Eduard Shevardnadze...đều đã bị tác động rất mạnh và có những chuyển biến về tư duy, quan điểm bởi cuộc xét lại của Khrushchev.

Lịch sử sau này định danh họ là "những đứa con của Đại hội XX". Chính những nhân vật này, khoảng 30 năm sau, khi trở thành những rường cột của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đã một lần nữa tiếp tục cuộc cải tổ mà Nikita Khrushchev năm xưa còn dang dở. Cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1987 trở đi đã ngày càng xa rời các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội Marx- Lenin, kết cục tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô, tan rã Liên bang Xô viết là điều tất yếu.


Mikhail Gorbachev, người nắm giữ cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1985 đã chính thức phát động công cuộc cải tổ. Ban đầu, sự nghiệp này nhận được sự hưởng ứng và đồng thuận rất lớn trong đảng và trong xã hội sau khi Liên Xô đã phải trải qua một thập kỷ trì trệ.

Tuy nhiên, Mikhai Gorbachev cũng như nhiều "đứa con của Đại hội XX" khác, những cải cách của ông ta dần rời xa những vấn đề mang tính chất nguyên tắc. Từ năm 1987, ekip Gorbachev không ngừng sử dụng các thủ thuật chính trị để nhằm làm chia sẽ đảng, cô lập hóa nhóm người chống đối lại những cải tổ của họ.

Tại Đại hội Đại biểu Nhân dân bất thường lần thứ III giữa tháng 3-1990, họ đã thông qua nghị quyết mang tên Thiết lập chức vị tổng thống và sửa đổi bổ sung Hiến pháp Liên Xô. 7 điều trong Hiến pháp Liên Xô bị sửa đổi, trong đó nghiêm trọng nhất là Điều 6.

Từ "Đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và là hạt nhân của chế độ chính trị, nhà nước và xã hội Liên Xô" bị sửa thành "Đảng Cộng sản Liên Xô, các chính đảng khác và công đoàn, đoàn thanh niên, đoàn thể xã hội và phong trào quần chúng khác, thông qua đại biểu của mình bầu vào Xô viết đại biểu nhân dân và các hình thức khác tham gia vạch ra chính sách của nhà nước Xô viết, công việc quản lý nhà nước và xã hội".


Ảnh 2: Một người biểu tình Litva chạy phía trước một xe tăng của quân đội Liên Xô khi lực lượng này nỗ lực giành quyền kiểm soát đối với đài Phát thanh và Truyền hình Litva.

Thay đổi này đồng nghĩa với hành động thủ tiêu địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với nhà nước và xã hội về mặt luật pháp, chấp nhận đa nguyên, đa đảng chính trị trong nước.

Xét trên lập trường của chủ nghĩa Lenin, đây là sự phản bội quyết định nhất. Trước đó, tháng 2-1986, sau hơn một năm Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư, Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ 27. Sau đó không lâu, Gorbachev đưa ra khẩu hiệu “Dân chủ hóa tính công khai, dư luận đa nguyên hóa” và lấy đó làm bước đột phá mở ra cơ chế cải cách.

Trong báo cáo đọc tại phiên họp Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19, Gorbachev đưa ra phương châm chủ yếu của cải tổ thể chế chính trị Liên Xô không chỉ là đề xướng vấn đề dân chủ hóa tính công khai và dư luận đa nguyên hóa. Mà là phải loại bỏ vấn đề Đảng Cộng sản Liên Xô là hạt nhân của thể chế chính trị Liên Xô. Là vấn đề phải chuyển trung tâm quyền lực nhà nước từ trong tay Đảng Cộng sản sang Xô-viết.

Thể chế đa đảng và thể chế dân chủ nghị viện, ý thức hệ đa nguyên chính thức trở thành phương châm chỉ đạo của Đảng khi Đại hội đại biểu lần thứ 28 (Đại hội cuối cùng trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô trước khi Liên Xô tan rã) thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh “tiến tới Xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo”.

Từ đây, hàng loạt các tổ chức chống phá được thành lập, phát triển và thực hiện cuộc đấu tranh với Đảng Cộng sản Liên Xô. “Sửa đổi Hiến pháp chỉ vẻn vẹn một năm, đã có khoảng 20 chính đảng cấp Liên bang, có hơn 500 chính đảng cấp nước cộng hòa. Hầu hết trong đó trở thành lực lượng chính trị cuối cùng thúc đẩy Đảng Cộng sản Liên Xô bị hạ bệ và giải tán” – Kusov, Phó chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Nga.


Ảnh phải: Tổng thống Gorbachev có mặt tại trụ sở Quốc hội Liên Xô ngay sau khi thoát khỏi tình trạng bị quản thúc trong cuộc đảo chính tháng 8-1991.

Xem thêm: Cách Làm Mực Vẽ Henna - Khéo Léo Trộn Mực Vẽ Henna Dễ Ẹc Tại Nhà


Được sự cổ vũ của phương châm dân chủ hóa tính công khai và thể chế đa nguyên, đa đảng của Gorbachev, tinh thần dân tộc chủ nghĩa và khuynh hướng ly khai ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ. Tổ chức Đảng ở các nước này cũng ngày càng xa rời trung ương.

Từ năm 1989, Đảng Cộng sản của một số nước cộng hòa như Latvia, Litva, Estonia… đã yêu cầu tách khỏi hoặc độc lập với Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngày 7 tháng 12 năm 1989, Đảng Cộng sản Litva đã tách khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô và từ bỏ yêu sách của mình để có một "vai trò lãnh đạo" hiến pháp trong chính trị. Lần đầu tiên ở Liên Xô, Đảng Cộng sản cầm quyền của Litva chính thức độc lập khỏi sự kiểm soát của Moscow.

Và cũng chỉ một năm sau Đảng Cộng sản đã mất quyền lực hoàn toàn trong các cuộc bầu cử quốc hội đa đảng, Vytautas Landsbergis trở thành tổng thống phi Cộng sản đầu tiên của Litva kể từ khi bị sáp nhập vào Liên Xô.


Về sau, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tự giải tán trước sự thúc ép của Gorbachev. Kết quả là các tòa nhà làm việc, trung tâm chính trị xã hội, cơ sở nghiên cứu cùng nhiều công trình khác của Đảng Cộng sản Liên Xô đều bị nhà cầm quyền Nga niêm phong và tịch thu.

Tổ chức đảng ở Nga và các nước cộng hòa Liên Xô nhanh chóng bị giải tán hoặc bị cấm hoạt động. Đảng Cộng sản Liên Xô với gần 20 triệu đảng viên đã đánh mất địa vị cầm quyền sau 74 năm. Điều đáng nói là các đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô dường như đã “buông xuôi” , không hề tiến hành bất cứ một hoạt động phản đối quy mô lớn nào nhằm bảo vệ tổ chức đảng của mình.


30 năm sau cơn địa chấn chính trị lớn nhất thế kỷ XX ấy, tháng 5 vừa qua, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Tổng Bí thư nhận định: “…Từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá.

Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác”.


Hai em bé lem luốc nhìn ra ngoài cửa sổ ở một khu khai thác mỏ than đá và sản xuất thép ở vùng Siberia trong thời kỳ kinh tế khó khăn trên diện rộng ở Liên Xô.

Song trên cơ sở phân tích toàn diện các khía cạnh lý luận và thực tiễn, Tổng Bí thư khẳng định: “Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Bài học xương máu từ sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô sau 30 năm nhìn lại càng cho thấy, nhân dân không hề từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà sự phản bội mang tính chất quyết định của một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã tước đoạt đi chế độ xã hội chủ nghĩa ở đất nước này. Việc sửa đổi điều 6 Hiến pháp Liên Xô năm 1990 cũng do chính lực lượng này chủ trì, không một thế lực thù địch bên ngoài nào có khả năng thực hiện được điều này.

GS, TS Phạm Quang Minh, nguyên Hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng chỉ rõ rằng không thể có sự cáo chung của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN ở Việt Nam. Bởi theo ông: “Cho đến nay, mẫu hình kinh tế-chính trị đổi mới ở Việt Nam là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Từ góc độ chính trị, thể chế chính trị được xây dựng trên nguyên tắc dân chủ tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Quá trình dân chủ hóa đang từng bước được thực hiện một cách tiệm tiến với các biểu hiện như thực hiện phê bình và tự phê bình trong Đảng, đấu tranh với các biểu hiện diễn biến và tự diễn biến, tham nhũng, thực hiện các cuộc chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm trong quốc hội, hình thành các tổ chức hội nghề nghiệp bảo vệ quyền lợi của nhân dân”.


Ảnh 1: Công dân Nga xếp hàng để mua thực phẩm khan hiếm, vào tháng 11-1991, chỉ một tháng trước khi siêu cường Liên Xô sụp đổ;
Ảnh 2: Kinh tế Liên Xô vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 khủng hoảng nặng nề. Trong ảnh, các phụ nữ này đang đổi chai rượu vodka rỗng lấy tiền lẻ tại một điểm tái chế;
Ảnh 3: Trong giai đoạn này, không hiếm phụ nữ Liên Xô chấp nhận bán thân nuôi miệng. Trong ảnh là một cô gái 18 tuổi được cho là gái mại dâm, trên đường phố Moscow (Nga) vào cuối năm 1991;

GS, TS. Lưu Văn Sùng, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh rút ra bài học: Xác định kiên định và tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa thì tất yếu phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, vì đây là nhân tố tiên quyết để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình thực hiện cải tổ, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã quyết định xóa bỏ Điều 6, Hiến pháp Liên Xô về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thực chất, đó không chỉ là sự tước quyền lãnh đạo của Đảng về mặt pháp lý, thừa nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tạo điều kiện cho các lực lượng chính trị khác vươn lên đoạt quyền, mà còn là sự từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Vẫn theo GS, TS. Lưu Văn Sùng, cùng với đó, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì tất yếu phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, bởi chủ nghĩa Mác - Lê-nin không chỉ là nền tảng tư tưởng của Đảng, mà còn là cơ sở để xây dựng hệ tư tưởng của toàn xã hội và nhờ đó mới có thể thực hiện được mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Ngược lại, nếu từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa thì tất yếu dẫn đến phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tiếp nhận hệ tư tưởng tư sản, như Goóc-ba-chốp đã thực hiện trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô trước đây.


Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội nói chung, nhất là đối với lực lượng vũ trang (quân đội và công an). Đảng phải lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và trực tiếp lực lượng vũ trang.

Bởi vì, nếu lực lượng vũ trang bị trung lập hóa, chỉ có trách nhiệm bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia, không phụ thuộc vào đảng phái nào, thì thực chất là tước quyền lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Cách thức này đã được áp dụng ở Liên Xô thời kỳ cải tổ.

Trong hội nhập quốc tế, nhưng độc lập về chính trị, giữ vững chủ quyền quốc gia, tiếp tục thực hiện con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn gần 30 năm qua đã chứng minh đó là quan điểm đúng đắn. Thực tiễn cũng cho thấy, việc thực hiện công cuộc cải tổ của Liên Xô trước đây có sự chi phối và sao chép tư tưởng chính trị từ bên ngoài, vì vậy đã gây nên sự sụp đổ chế độ chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa.

Công cuộc đổi mới cần có những bước đi thích hợp để bảo đảm vừa đổi mới, vừa ổn định. Đổi mới phải bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, sau đó đến đổi mới về chính trị. Công cuộc cải tổ của Liên Xô trước đây đã thực hiện một cách cấp thời, thiếu trình tự, cụ thể là: ban đầu đổi mới doanh nghiệp, rồi đến 100 ngày thực hiện tư nhân hóa, áp dụng nền dân chủ tư sản vào xã hội Xô-viết,... Kết cục, dẫn đến hỗn loạn và sụp đổ chế độ chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa” – GS, TS Lưu Văn Sùng phân tích.


Cung điện Mùa Hè ở nước Nga hôm nay - nơi còn lưu dấu vết vàng son của những cuộc cách mạng thời Xô viết.